Ads (728x90)

Vé Máy Bay Giá Rẻ

Nhắc đến Vĩnh Phúc, người ta nhớ đến một Tam Đảo lãng đãng trong mây, hoang sơ mà hùng vĩ, và một hồ Đại Lải xanh ngát, bạt ngàn và trong trẻo.

Tam Đảo







Ngọn su su, một trong những đặc sản của Tam Đảo.

Tam Đảo là hệ thống 3 ngọn núi cao trên 1000 m so với mực nước biển, thuộc thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km bao gồm 50 km theo quốc lộ 2 và khoảng 24 km theo đường quốc lộ 2B trong đó có 13 km đường đèo.

Không chỉ hoang sơ, huyền ảo, vẻ u tịch của các ngọn núi ẩn hiện trong mây, hệ thống động thực vật phong phú cùng những kiến trúc Pháp tuyệt đẹp, thời tiết cả năm “gói gọn” trong một ngày của địa danh này càng làm du khách mê đắm. Readmore: du lịch, du lịch Campuchia, du lịch Malaysia, du lịch Nhật Bản

Đến tham quan Tam Đảo, bạn có thể thăm vườn quốc gia Tam Đảo, suối bạc, hoặc lên tháp truyền hình Tam Đảo, đền Mẫu bà Chúa thượng ngàn, đền Đức Thánh Trần…

Trên đường từ Tam Đảo đi Tây Thiên bạn có thể vào tham quan đền Cô, đền Cậu và đền Chân suối ở ngay chân núi Tam Đảo.

Hồ Đại Lải





Hồ Đại Lải là một hồ nước nhân tạo lớn, nằm ngay chân núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 40km. Đường đi đến hồ như sau: từ sân bay Quốc tế Nội Bài rẽ sang quốc lộ 2A qua Xuân Hòa tới khu du lịch Đại Lải khoảng 20km.

Xưa kia, vùng hồ là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng thời lại rút đi rất nhanh, cuốn trôi theo phù sa màu mỡ, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thủy lợi đã khảo sát, thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành với mặt hồ rộng 525ha.

Tọa lạc trong một khu vực rộng lớn, mặt hồ xanh ngắt in bóng dãy Tam Đảo, núi Thằn Lằn cùng sắc trời tạo nên bức tranh thiên nhiên hữu tình. Ở đây khách du lịch có thể dạo chơi, ngắm cảnh, đi du thuyền mặt nước, tắm mát, câu cá, leo núi, đi rừng hoặc có thể đi thăm làng bản người Sán Dìu, nghe hát Soọng Cô, thưởng thức các món ăn dân tộc, hoặc thăm hang Dơi, đi dạo trong các cánh rừng thông bạt ngàn…

Thiền viện Trúc Lâm ở Tây Thiên





Cách Hà Nội khoảng 85 km, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Thiền việc khởi công xây dựng từ ngày 4/4/2004 ngay cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên, trên nền ngôi chùa Thiên Ân cổ với tổng số vốn đầu tư 30 tỷ đồng, có diện tích rộng 4,5 ha, rừng ngoại vi rộng 50 ha.

Thiền Viện Trúc Lâm là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Không chỉ là ngôi chùa có kiến trúc hoành tráng nhất miền bắc Việt Nam, đây còn là một trong 3 thiền viện lớn nhất nước.

Đến đây vào mùa hè, đứng dưới chân núi nhìn lên, thiền viện thấp thoáng trong rừng thông và mây ngàn. Khi lên đến đỉnh núi, là một cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ, vẻ đẹp thoát tục của một thiền viện ẩn mình giữa mây, rừng thông và núi Ba Vì, Tam Đảo xa xa.

Làng gốm Hương Canh





Làng gốm Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc nằm ngay bên đường quốc lộ số 2.

Tương truyền sau khi đánh bại Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, triều đình Lê - Trịnh đã phái quan Nội Hầu Trịnh Xuân Biền về phủ dụ dân chúng. Thấy xóm làng xơ xác tiêu điều, dân chúng phiêu bạt những người hồi cư không kế sinh nhai, ông Trịnh Văn Biền đã giúp dân phục hồi sản xuất nông nghiệp và đem người đến dạy dân làng nghề cang chĩnh. Cuộc sống đi vào ổn định và khấm khá dần. Khi ông qua đời, dân làng thương tiệc, lập miếu thờ, tôn ông làm sư tổ nghề gốm.

Làng gốm chuyên làm vại, chĩnh, chậu, lọ, tiểu sành. Với đặc điểm chống được sự thẩm thấu, ngăn được ánh sáng, giữ được bền hương vị nguyên chất của những thứ đựng bên trong, từ xưa gốm ở đây rất được người dân ưu chuộng.

Làng hoa Mê Linh





Làng Hoa Mê Linh nằm ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc với tổng diện tích trồng hoa khoảng 200 hecta. Ở đây trồng nhiều loại hoa khác nhau nhưng nhiều nhất là hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ… Không những cung cấp hoa cho Hà Nội và các tỉnh lân cận, hoa của Mê Linh còn xuất khẩu ra cả nước ngoài.

Thời gian đẹp nhất để tham quan vườn hoa là từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch, khi đó, hàng ngàn trăm loại hoa khoe sắc chuẩn bị cho mùa tết và các ngày lễ trong tháng 2-3.

Tháp Bình Sơn






Tháp Bình Sơn thuộc địa phận thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tháp là một di sản của kiến trúc độc đáo cao gần 16m, được xây dựng vào đời Lý - Trần. Tháp có 11 tầng, mỗi tầng có mái nhô ra. Lòng tháp rỗng, bệ tháp hình vuông mỗi cạnh là 4,45m. Tháp được thu nhỏ dần đến đỉnh. Tầng trên cùng của tháp mỗi cạnh 1,55m. Tháp được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm, rắn chắc như sành, bệ tháp được xây bằng gạch vồ.

Mặt ngoài ở các tầng tháp ốp gạch mịn mặt, màu vàng sậm, hoa văn trang trí và đường nét rất tinh xảo, hài hòa tạo thành khối kiến trúc hoàn hảo ở mọi góc độ.

Đến thăm tháp Bình Sơn, du khách đừng quên ghé chùa Vĩnh Khánh, ngôi chùa nhỏ được xây dựng từ thời vua Tự Đức (1883) và cây đại thụ 500 tuổi trong khu vực này. Theo An Huỳnh (Infonet )

Đăng nhận xét