Bạch mã tự là ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc được xem là cái nôi Phật Giáo của Trung Quốc được xây dựng vào năm 68. Ngôi chùa được xây dựng nên từ giấc mơ của vua Hán Minh Đế, nhà Đông Hán. Chùa là một khu phức hợp kiến trúc Trung Hoa cổ kính rất đặc sắc.
Theo sử sách ghi chép, vào thời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình, Hán Minh Đế nằm mơ thấy ở một nơi phong cảnh nên thơ có một vị Thần lấp lánh ánh vàng kim bay đến cung điện của ông. Nhà Vua bèn triệu các cận thần của mình đến để hỏi về ý nghĩa giấc mơ của ông. Đại thần Phó Nghị tâu rằng: “Vào ngày mùng 8 tháng Tư, năm thứ 24 thời Chu Chiêu Vương (tức là năm 971 TCN) triều đại nhà Chu, núi sông chấn động, các dòng sông đều cuộn lũ. Buổi tối có những ánh hào quang ngũ sắc chiếu lấp lánh ở phía trời Tây.”
Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng đây là dấu hiệu đản sinh của một vị đại thánh nhân ở Tây phương Thiên quốc. “Vị đại thánh nhân này xuống nhân gian là để cứu khổ cứu nạn cho con người. Những lời răn dạy của Ngài, sau 1.000 năm, thì có thể truyền vào đất nước chúng ta. Giờ đây, 1.000 năm đã trôi qua và đã đến lúc. Hạ thần nghe nói có một vị thánh nhân ở Tây Vực, được người đời kính trọng gọi là “Phật”, và vì vậy có thể là vị ‘Phật’ mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.
Vì vậy mà hoàng đế đã quyết định gửi một phái đoàn đặc sắc đến Ấn Độ, để tìm hiểu về Phật Giáo. Vào năm 67 đặc phái viên Trung Quốc đã gặp hai vị sư của Ấn Độ , Kasyape Pandita và Bharâm Pandita trong một khu vực thuộc Afghanistan ngày nay.
Hai nhà sư đã bị thuyết phục và quyết định đi cùng với đặc sứ Trung Quốc đến Trung Quốc để hoằng dương phật pháp.
Hán Minh Đế rất vui vẻ, đặc biệt mời hai vị cao tăng vào gặp mặt, sau đó ông thỉnh hai vị đến ở Hồng Lư Tự, một dinh thự quan chức của bộ Ngoại Giao, và thành khẩn xin họ phiên dịch các bộ kinh Phật mới đem về. Năm sau, Minh Đế lại hạ chiếu chỉ để xây dựng một tòa tăng viện ở ngoài cửa Ung của Lạc Dương. Chữ “tự” nghĩa gốc là dinh thự để quan chức làm việc. Tuy nhiên, bởi vì hai vị hiếp cao tăng này lúc ban đầu đến ở ‘Tự’ (=quan thự) này, và họ lại là tân khách ngoại quốc, cho nên chỗ ở mới của họ vẫn gọi là ‘Tự’, xem như là lấy lễ nghĩa đối đãi với họ. Vì vậy kể từ đó, các kiến trúc của Phật giáo Trung quốc, vì duyên này, mới được gọi là ‘Tự’ trong tiếng Trung Hoa. Ngoài ra, khi Vĩnh Bình đạt được kinh điển, chỉ có một con ngựa trắng đơn độc mang tất cả kinh Phật và tượng Phật trở về, cho nên để kỷ niệm công lao của con ngựa trắng đó, tăng viện mới xây lên được mang tên là Bạch Mã Tự, tức là chùa Bạch Mã
Nhị vị cao tăng kasyapa Pandita và Bharana Pandita trong Bạch Mã Tự dịch kinh Phật và truyền Pháp. Cả hai vị đã cùng nhau dịch ra quyển kinh Phật đầu tiên “Tứ Thập Nhị Chương Kinh” bằng Hán văn. Sau khi cao tăng Nhiếp Ma Đằng viên tịch, cao tăng Trúc Pháp Lan tiếp tục dịch ra một số quyển kinh Phật. Những quyển kinh mà họ dịch ra đã được trân quý cất giữ ở trong Đại Điện để các vị tăng sư tới quỳ lạy lễ bái. Theo lời truyền tụng, vào thời Bắc Ngụy (386 sau Công nguyên-tới 534 sau Công nguyên) khi các vị tăng sư đang quỳ lạy lễ bái những quyển kinh Phật này, thì đột nhiên quyển kinh phát ra hào quang ngũ sắc, chiếu sáng cả Đại Điện. Còn thần kỳ hơn nữa là trong hào quang còn hiện ra hình ảnh của Phật.
Dưới sự trị vì của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên (624- 705) thời nhà Đường, Bạch Mã Tự rất nổi tiếng, và có tới hơn 1.000 hòa thượng cư ngụ tại đó. Tuy nhiên, chùa đã bị tàn phá nghiêm trọng trong thời An Sử nổi loạn (755- 763) và suốt thời Hội Xương diệt Phật (840- 846). Di tích chùa Bạch Mã còn sót lại chỉ là những mảnh vụn bia văn bằng đá và đống đổ nát. Ngôi chùa sau này đã được hoàng đế Thái Tông triều Tống (939-997), hoàng đế Gia Tĩnh triều Minh (1507- 1567) và hoàng đế Khang Hy triều Thanh (1662- 1722) cho tu sửa lại.
Chùa Bạch Mã hiện nay rộng 47.840 thước vuông và có hơn 100 gian điện đường thờ phượng. Các điện lớn được đặt trên một đường trung tâm chạy theo hướng Bắc-Nam, và từ cửa vào trong theo hướng núi theo thứ tự như sau: Thiên Vương điện, Đại Phật điện, Đại Hùng bảo điện, Tiếp Dẫn điện, và Phật điện Bì Lô các.Tại góc Đông Nam của Đại Phật điện, có treo một quả chuông sắt từ triều đại nhà Minh, nặng khoảng 5.525 cân Anh. Người ta nói rằng vào những đêm có gió nhẹ thổi hoặc buổi sáng sớm mát mẻ, tiếng chuông chùa Bạch Mã có thể truyền đi hàng chục dặm, và quả chuông lớn treo trên gác chuông ở con đường phía Đông thành nội cũng có thể cộng hưởng mà vang tiếng cùng với nó; vì thế cảnh tượng có thể diễn tả như là “Chuông chùa vang vọng Phạm Vương cung, hạ thông Địa phủ chấn u linh.”
Sau Đại Phật điện là tới Đại Hùng Bảo điện, nơi thờ cúng ba vị Phật của tam thế là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Dược Sư. Hai bên có 18 vị La Hán chia ra đứng hầu, với tư thế và điệu bộ khác nhau. Các bức tượng La Hán này là rất quý giá, bởi vì chúng được đúc một cách tinh xảo, sử dụng chất liệu lụa và sợi gai dầu có từ thời nhà Nguyên (1271 – 1368).
Tiếp theo Đại Hùng điện là Tiếp Dẫn điện, và cuối cùng là Phật điện Bì Lô Các. Phật điện Bì Lô các được xây dựng vào thời nhà Đường (618- 907), là nơi thờ Phật Bì Lô. Pháp thân thanh tịnh của Phật Thích Ca Mâu Ni cùng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền đứng bên cạnh. Trên bia đá phía sau Bì Lô các có khắc ‘Tứ Thập Nhị Chương Kinh’.
Phía Đông Bắc và Tây Nam của chùa Bạch Mã là mộ phần của hai vị hiếp Ấn Độ.
.Khoảng 220 thước về phía Đông Nam của ngôi chùa là một tòa tháp cao 26 thước với 13 tầng được xây bằng gạch, gọi là ‘Vân Tháp’. Ban đầu, tháp được đặt tên là Thích Ca Xá Lợi tháp, Kim Phương tháp, hay Bạch Mã Tự tháp. Nó được xây dựng vào thời nhà Đường, sau đó bị phá hủy trong thời nhà Tống, và rồi được trùng tu lại trong thời nhà Kim (1115- 1234).