Tây Tạng là khu vực Tây Nguyên tại Châu Á, thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tây Tạng có độ cao lớn nhất trên thế giới 4.900m vì vậy khí hậu ở đây rất đặc trưng. Tây Tạng được xem là một nơi cội nguồn của Phật Giáo, hàng năm thì du khách đến đây rất đông và chủ yếu là du lịch hành hương, nên du lịch ở đây khá là phát triển. Du khách đến với Tây Tạng không khỏi ngỡ ngàng với cảnh sắc nơi đây.
Dãy núi Kailash là dãy núi thiên nhất, hành hương qua dãy núi này xem như là đã chiến thắng được chính bản thân, tìm về với Phật giáo, bên cạnh đó quý du khách còn được tham quan các tòa lâu đài cổ kính, được thỏa thích mua sắm trong các khu mua săm rộng lớn với đầy các quà lưu niệm làm thủ công rất đẹp mắt và giá cả cũng rất phải chăng. Không những thế khi đến vơi Tây Tạng quý du khách còn được tham quan cung điện Potala là trái tim của Lhasa, Tây Tạng rất đặc sắc mà không có một nơi nào có được.
Cung điện Potala - trái tim Lhasa - hành cung uy nghi nhất, đẹp nhất, ý nghĩa nhất trong mọi chuyến hành hương Tây Tạng. Nếu Jokhang Temple được coi là điểm đến tâm linh Phật giáo thì Bố Đạt La cung có thể coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hoá Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
Về mặt lịch sử, Potala Palace hay Bố Đạt La cung được khởi công từ thời vua Songtsen Gampo nhưng lúc đó mới ở dạng hành cung nhỏ. Đến đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso thì Potala mới chính thực được chọn làm cung điện của Hoàng Mạo Giáo và nơi đây được kiến thiết lại với quy mô cực lớn, xây cất trong suốt 50 năm mới hoàn thành, tính đến nay đã hơn 6 thế kỷ mà không bị biến động thiên tạo hay nhân tạo nào làm hư hại. Sau này, cùng với sự ra đời của cung điện mùa hè Norbulingka, nơi đây chính thức trở thành cung điện mùa đông của các đời Lạt Ma.
Về mặt kiến trúc, Potala toạ lạc trên đỉnh Hồng Đồi (Red Hill hay Marpori) cao 300m so với mặt bằng thành phố - ngọn đồi được tin là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara); là 1 trong 3 ngọn đồi thiêng của thủ đô Lhasa: hai ngọn đồi còn lại là: đồi Chokpori tượng trưng cho Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajrapani), và đồi Pongwari tượng trưng cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri).
Về mặt kiến trúc, Potala toạ lạc trên đỉnh Hồng Đồi (Red Hill hay Marpori) cao 300m so với mặt bằng thành phố - ngọn đồi được tin là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara); là 1 trong 3 ngọn đồi thiêng của thủ đô Lhasa: hai ngọn đồi còn lại là: đồi Chokpori tượng trưng cho Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajrapani), và đồi Pongwari tượng trưng cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri).
Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung (White Palace) có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị. Kiến trúc lưỡng tông Hồng-Bạch này còn áp dụng cho tất cả các cung điện lớn nhỏ khác xây trong Tây Tạng.
Lộ trình khám phá cung điện Potala cho mọi du khách: xuất phát từ cửa vào phía Đông bên phải, leo các bậc đá đi lên, du khách sẽ đến được Bạch Cung. Sau khi thăm hết Bạch Cung sẽ theo đường liên thông (trên nóc toà nhà có màu vàng nằm giữa 2 cung) để đi sang mái của Hồng Cung. Thăm Hồng Cung từ tầng cao nhất xuống dưới rồi ra ở cửa sau Hồng Cung, từ đó men theo con đường kora phía Tây để đi ra khỏi Potala. Chú ý: vọng gác và khu điện Namgyal Dratsang không mở cửa cho khách thăm quan; từ cửa vào Bạch Cung cho đến lúc ra cửa sau của Hồng Cung du khách sẽ không được chụp ảnh; các phòng điện nhạy cảm của Potala đều đóng cửa; trong mỗi khu điện thờ mở cửa và ở các hành lang đều gắn camera theo dõi chặt chẽ! Trước đây phía ngoài Potala cung là hồ nước lớn, giờ đã bị lấp đi, xây thành quảng trường lớn. Con đường mới đang được trồng tỉa lại, chạy trước mặt cung điện.
Bạch Cung nhô cao kỳ vĩ giữa nền trời xanh thẳm, tuy chỉ có 5 tầng lầu nhưng kiến trúc Bạch Cung tiêu biểu cho lối xây thượng thu hạ thách độc đáo mang màu sắc Tây Tạng, những tường xây bằng đá phiến trát đất sét trắng nghiêng vào bên trong chứ không thẳng đứng, mỗi tầng lầu là các cửa sổ lớn và ban công phủ vải bạt đen, trên mái vòm vuông vức sử dụng màu đỏ và màu vàng để trang trí.
Tổng hoà 3 màu sắc trắng, đỏ, vàng tượng trưng cho hoà bình, quyền lực, và sự viên mãn..