Tạm biệt với thành phố Buôn Mê Thuột chúng ta sẽ đến với huyện Buôn Đôn huyền thoại và đầy huyền bí, từ lâu đã được nhiều người biết đến. Và được nhiều vị khách du lịch khi đến đây cho rằng, đến Đắk Lắk mà chưa đến Bản Đôn thì coi như là chưa lên Đắk Lắk, như vậy có thể nói rằng Buôn Đôn có một vị trí quan trọng trong khai thác và phát triển du lịch của tỉnh Đắk Lắk.
Bản Đôn là một huyện của tỉnh Đắk Lắk cách thành phố Buôn Mê thuột 45km về phía tây bắc. Buôn đôn được tách ra từ huyện Ea Súp và một phần từ thành phố Buôn Ma Thuột từ ngày 17 tháng 10 năm 1995 trên cơ sở địa danh Bản Đôn trước đây, vốn một thời là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk. Sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột, nơi có vị trí trung tâm của toàn Tây Nguyên.
Buôn Đôn là tên huyện mới đặt khi thành lập huyện mới, còn Bản Đôn cũ theo tên gọi tiếng Lào ngày xưa (sắc dân Lào chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của Sông Serepôk. Đây là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa. Khi ấy, người Lào trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú. Nơi đây vốn nổi tiếng với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng, với huyền thoại về Vua Voi Khun Sa nuk, người đã bắt được và thuần dưỡng hơn 170 con voi rừng, trong đó có 1một con bạch tượng tặng vua Thái Lan và Khun Sa nuk chính là danh hiệu vua Thái Lan ban cho ông. Bản sắc dân tộc và tất cả những điều ấy, đã biến Bản Đôn trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất của Du lịch Đắk Lắk, một nơi không thể không đến khi đến Đắk Lắk. Cho đến bây giờ vẫn có thể khẳng định: du khách trong nước và cả thế giới nay vẫn biết đến Bản Đôn nhiều hơn là cái tên Đắk Lắk, cũng giống như thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột vậy. Hiện tại thì trực thuộc huyện Buôn Đôn gồm 7 xã: Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Huar, Ea Nuôl, Ea Wer, Krông Na, Tân Hòa.Và gồm có 99 thôn buôn. Thị trấn Buôn Đôn nằm ở trung tâm huyện cách Buôn Ma Thuột khoảng 20km Cơ quan hành chính của huyện nằm trên địa bàn xã Tân Hòa.
Buôn Đôn là huyện biên giới được thành lập ngày 7/10/1995 theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ. Có khoảng 46,7km đường biên giới với tổng diện tích tự nhiên 141.040 ha. Phía Bắc giáp huyện Ea Súp, phía Đông giáp huyện Cư Mgar, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia và phía Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cho khí hậu của vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10 tập trung tới 93,5% lượng mưa của cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau lượng mưa không đáng kể và thường bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nước cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân trong vùng.
Buôn Đôn nằm trên diện tích hạ nguồn lưu vực của hệ thống sông Serepook, mặt nước có trữ lượng lớn nhưng phân bố không đều có mạng lưới sông suối tương đối cao. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng cho khí hậu vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Có địa hình núi thấp trung bình là chủ yếu với diện tích 122.200ha chiếm 86.51% diện tích tự nhiên.
Nhắc đến Buôn Đôn, xứ sở của nghề săn bắt voi, với những huyền thoại và phong cảnh thiên nhiên kỳ thú là nhắc đến một địa danh có tiềm năng lớn trong các hoạt động du lịch với các hình thức du lịch nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa dân tộc, du lịch sinh thái cho người nghiên cứu và yêu thích sự mạo hiểm, tìm hiểu về thiên nhiên và động thực vật.
Đến Buôn Đôn, du khách có thể tìm hiểu đời sống văn hóa, phong tục, sinh hoạt của nhiều dân tộc, thăm kiến trúc mộ Khunjunop, du lịch dã ngoại bằng voi trên sông Sêrêpôk, thăm Vườn quốc gia YokDôn với khu bảo tồn động thực vật quý hiếm.
Ngoài ra từ Buôn Đôn, du khách có thể dùng thuyền độc mộc xuôi dòng Sêrêpôk, đến thăm và du ngoạn ở thác 7 nhánh. Nếu khách có nhu cầu tìm hiểu văn hóa, phong tục, những chủ nhân ở Buôn Đôn có thể tổ chức một đêm lễ hội và uống rượu cần, sinh hoạt văn hóa dân gian.. Buôn Đôn - xứ sở của nghề săn bắt, thuần dưỡng voi sẽ làm say đắm không ít du khách khi đến thăm vùng đất này. Khi nói tới Buôn Đôn người ta nghĩ ngay đến có một loại động vật quý hiếm đó là voi. Voi là động vật quý hiếm ở nước ta và trên thế giới. Hiện nay voi không những phục vụ vào mục đích vận chuyển hàng hóa mà voi còn còn tham gia vào hoạt động du lịch đem lại lợi nhuận khá cao cho các đơn vị kinh doanh du lịch và người dân.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cho khí hậu của vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10 tập trung tới 93,5% lượng mưa của cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau lượng mưa không đáng kể và thường bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nước cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân trong vùng.
Buôn Đôn nằm trên diện tích hạ nguồn lưu vực của hệ thống sông Serepook, mặt nước có trữ lượng lớn nhưng phân bố không đều có mạng lưới sông suối tương đối cao. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng cho khí hậu vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Có địa hình núi thấp trung bình là chủ yếu với diện tích 122.200ha chiếm 86.51% diện tích tự nhiên.
Nhắc đến Buôn Đôn, xứ sở của nghề săn bắt voi, với những huyền thoại và phong cảnh thiên nhiên kỳ thú là nhắc đến một địa danh có tiềm năng lớn trong các hoạt động du lịch với các hình thức du lịch nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa dân tộc, du lịch sinh thái cho người nghiên cứu và yêu thích sự mạo hiểm, tìm hiểu về thiên nhiên và động thực vật.
Đến Buôn Đôn, du khách có thể tìm hiểu đời sống văn hóa, phong tục, sinh hoạt của nhiều dân tộc, thăm kiến trúc mộ Khunjunop, du lịch dã ngoại bằng voi trên sông Sêrêpôk, thăm Vườn quốc gia YokDôn với khu bảo tồn động thực vật quý hiếm.
Ngoài ra từ Buôn Đôn, du khách có thể dùng thuyền độc mộc xuôi dòng Sêrêpôk, đến thăm và du ngoạn ở thác 7 nhánh. Nếu khách có nhu cầu tìm hiểu văn hóa, phong tục, những chủ nhân ở Buôn Đôn có thể tổ chức một đêm lễ hội và uống rượu cần, sinh hoạt văn hóa dân gian.. Buôn Đôn - xứ sở của nghề săn bắt, thuần dưỡng voi sẽ làm say đắm không ít du khách khi đến thăm vùng đất này. Khi nói tới Buôn Đôn người ta nghĩ ngay đến có một loại động vật quý hiếm đó là voi. Voi là động vật quý hiếm ở nước ta và trên thế giới. Hiện nay voi không những phục vụ vào mục đích vận chuyển hàng hóa mà voi còn còn tham gia vào hoạt động du lịch đem lại lợi nhuận khá cao cho các đơn vị kinh doanh du lịch và người dân.
Xưa kia nói tới Buôn Đôn là nói tới cả một khu vực rộng lớn, vươn dài theo dòng sông Sêrêpôk quanh năm nước chảy hiền hòa, con gái, con trai, người già, trẻ nhỏ say sưa với những vũ điệu dân gian trong lễ hội cùng nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng. Buôn Đôn mang sắc thái của nhiều dân tộc cộng cư ít đâu có được như Lào, Khơme, Êđê, M' Nông, Gia Rai ..... rồi dân tộc Kinh và cả một số dân tộc phía Bắc đến lập nghiệp. Trong đó thì dân tộc Êdê chiếm đa số. Văn hóa của các dân tộc ở Buôn Đôn rất đa dạng và phong phú, mang đậm bản chất văn hóa của một vùng cao nguyên huyền bí.