Hiện nay, tại Bản Đôn (Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) hiện vẫn còn lưu giữ lại một số mẫu chuyện hiếm hoi từ những cuộc vào rừng săn voi khi xưa của các Gru như là “truyền thuyết” về một trận chiến đấu ác liệt đáng nhớ. Mà vua voi nổi tiếng khắp vùng tây nguyên và đất nước đó dũng sĩ Ama Kông. Dũng sỹ Ama Kông, tên khai sinh của ông là Y Prông Êban nổi tiếng khắp Tây Nguyên khi săn bắt được gần 300 con voi rừng. Ama Kông còn có ông bác là Y Thu, người từng săn được gần 500 con voi rừng.
Trước khi vào rừng săn voi con, người ta chuẩn bị khoảng 15 con voi nhà, chủ yếu là giống voi đực sung sức, thiện chiến nhất tuổi khoảng 40 hoặc ngoài 40. Yếu tố quan trọng không kém là số voi này không bị động đực, trường hợp không đủ voi đực có thể chọn voi cái nhưng phải đảm bảo sung mãn sức khỏe, không nhút nhát. Số voi này được chia thành 3 tốp, mỗi tốp 5 con gồm: tốp tấn công, tốp kiềm chế và tốp đuổi bắt.
Vật dụng chính trong các chuyến săn voi xưa có trên 20 loại dụng cụ, trong đó chủ yếu là các sợi dây da trâu, dùi sắt, sào tre nhọn, áo quần bảo vệ… Một chuyến đi săn voi có khoảng 20 - 30 thợ săn, đứng đầu tốp thợ săn này gọi là Gru - một thủ lĩnh có nhiều bản lĩnh, kinh nghiệm săn bắt voi rừng, khả năng phán đoán tình huống chính xác từ các dấu chân voi, biết được đàn voi bao nhiêu đực hay cái. Độ tuổi voi rừng mà đoàn săn bắt hướng đến thông thường từ 2 - 4 tuổi, nếu vượt quá 4 tuổi voi rừng rất khó thuần dưỡng vì bản tính hoang dã ăn sâu vào máu thịt.
Ngay khi phát hiện đàn voi rừng, Gru ra dấu hiệu bằng cách thổi tù và được làm bằng sừng trâu để dàn đội hình chu đáo, kỹ lưỡng trước khi săn bắt. Khi tín hiệu tù và được nổi lên, 5 con voi nhà tốp tấn công chạy lên dùng vòi và ngà húc vào những con voi rừng đực đầu đàn nhằm chia tách đàn riêng lẻ. 5 người thợ săn ngồi trên voi nhà dùng mũi nhọn greo đâm vào đầu, vào vòi, vào chân voi rừng để hỗ trợ voi nhà. Những người khác hò reo, đánh chiêng trống và thổi tù và thật to làm náo loạn cả khu rừng. Khi voi rừng đầu đầu đàn có dấu hiệu thua trận, chúng gầm rú dữ dội ra hiệu cho cả đàn tháo chạy vào rừng sâu. Khi đàn voi rừng đã tán loạn, những con voi mẹ cái dẫn con nó chạy lon ton - mục tiêu xem như lọt vào tầm ngắm của người Gru.
Ngay sau đó, thủ lĩnh Gru chỉ tay về hướng voi con nổi tiếp một hồi tù và sừng trâu thứ hai ra hiệu 5 con voi nhà tốp kiềm chế lao vào con voi rừng mẹ, 3 con voi nhà vây con voi rừng mẹ lại, 2 con còn lại tách con voi con về một bên để xa mẹ, xa đàn. Lúc này người thủ lĩnh Gru nổi tiếp một hồi tù và thứ 3, cùng lúc 5 con voi nhà thuộc tốp đuổi bắt dí đầu về hướng con voi con, làm con voi rừng con sợ sệt, hoảng loạn. Người thợ chính khi thấy nó đã mệt, quan sát thấy cái chân trái đã yếu không thể trụ được liền quăng sợi dây thòng lọng vào chân đó. Khi đã buộc được vào chân trái voi rừng con, người thợ phụ như sóc nhảy xuống đất thật nhanh tìm gốc cây lớn gần đó buộc sợi dây thành một vòng tròn. Con voi con sợ sệt chạy ra xa thì càng bị buộc chặt vào chân, khi thấy voi con đã mệt không thể kháng cự liền dùng những con voi nhà to khỏe áp giải con voi con trở về.
Trống kèn, tù và lại được nổi lên rền vang núi rừng báo hiệu sự thành công của chuyến săn. Nếu đoàn săn không thành công hoặc có người thiệt mạng người ta đánh vào trống da trâu dày, âm thanh phát ra chát tai báo hiệu chuyến săn bất thành.
Theo luật tục trong một chuyến săn, phải bắt được 3 con voi con rừng, nếu bắt được 2 con thì phải thả lại một con vì đó là dấu hiệu không may mắn. Khi trong gia đình có người săn voi, người nhà cắm 2 nhành cây tươi trước cửa nhà, không tiếp khách vì sợ luồng gió lạ không đem đến may mắn.
Khi đã săn bắt được voi con rừng người ta đem về cho các thợ thuần dưỡng nhiều kinh nghiệm thu phục chúng. Thời gian thần dưỡng voi kéo dài 5 – 7 tháng, con nào khó tính có thể kéo dài vài năm. Ban đầu người ta dùng một cái cùm hình chữ V được làm bằng 2 cành cây gai nhọn buộc vào cổ voi con, dùng dây thừng kéo lên cao 2, 3 mét so với mặt đất để phạt chúng. Dùng 2 cái cùm số 8 bằng dây gai nhọn sắc, một cái cùm vào 2 chân trước, cái còn lại cùm hai chân sau nhằm tập cho nó bước đi chậm chạp, giảm tính hung hăng, hoang dã.
Khi voi con đã đau đớn, gầm rú dữ dội người thợ thuần dưỡng lại cho nó nghỉ 2, 3 ngày, cho ăn thức ăn bồi bổ, đồng thời xoa dịu nó. Hết quãng thời gian trên, người thợ lại dùng gậy greo nhọn sắc đánh vào mông voi rừng con, phía trước 2 người khác dùng sào đâm vào đầu, voi con con chống trả quyết liệt. Càng chống cự thì cùm chữ V treo đầu voi con lên cao lại siết chặt nó đau đớn nhờ hai hàng gai nhọn sắc. Khi người thợ quan sát voi con chảy nước mắt cho thấy đã bị thuần phục thì cho ăn mía, cây rừng, dùng thuốc đắp vết thương đưa vào bãi thuần dưỡng.
Theo luật tục trong một chuyến săn, phải bắt được 3 con voi con rừng, nếu bắt được 2 con thì phải thả lại một con vì đó là dấu hiệu không may mắn. Khi trong gia đình có người săn voi, người nhà cắm 2 nhành cây tươi trước cửa nhà, không tiếp khách vì sợ luồng gió lạ không đem đến may mắn.
Thuần dưỡng voi rừng
Khi đã săn bắt được voi con rừng người ta đem về cho các thợ thuần dưỡng nhiều kinh nghiệm thu phục chúng. Thời gian thần dưỡng voi kéo dài 5 – 7 tháng, con nào khó tính có thể kéo dài vài năm. Ban đầu người ta dùng một cái cùm hình chữ V được làm bằng 2 cành cây gai nhọn buộc vào cổ voi con, dùng dây thừng kéo lên cao 2, 3 mét so với mặt đất để phạt chúng. Dùng 2 cái cùm số 8 bằng dây gai nhọn sắc, một cái cùm vào 2 chân trước, cái còn lại cùm hai chân sau nhằm tập cho nó bước đi chậm chạp, giảm tính hung hăng, hoang dã.
Khi voi con đã đau đớn, gầm rú dữ dội người thợ thuần dưỡng lại cho nó nghỉ 2, 3 ngày, cho ăn thức ăn bồi bổ, đồng thời xoa dịu nó. Hết quãng thời gian trên, người thợ lại dùng gậy greo nhọn sắc đánh vào mông voi rừng con, phía trước 2 người khác dùng sào đâm vào đầu, voi con con chống trả quyết liệt. Càng chống cự thì cùm chữ V treo đầu voi con lên cao lại siết chặt nó đau đớn nhờ hai hàng gai nhọn sắc. Khi người thợ quan sát voi con chảy nước mắt cho thấy đã bị thuần phục thì cho ăn mía, cây rừng, dùng thuốc đắp vết thương đưa vào bãi thuần dưỡng.
Hiện nay, thì nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng đã không còn nó tồn tại trong huyền thoại và được lưu truyền cho tới ngày nay. Vì ngày nay số lượng voi không con nhiều nữa đang có nguy cơ bi tuyệt chủng và đã được nhà nước đặc biệt quan tâm đưa ra các chính sách để bảo tồn.