Mỗi quốc gia mỗi dân tộc trên thế giới thì đều có những truyền thống văn hóa dân tộc khác nhau. Và nói đến văn hóa là nói đến một đề tài rất đa dạng và phong phú thể hiện cả một lich sử phát triển lâu dài của dân tộc. Nhìn vào một vài điểm văn hóa ta có thể đoán được đó là nền văn hóa của nước nào? của dân tộc nào?. Nó tạo thành một thương hiệu riêng, đặc trưng riêng của một quốc gia, một dân tộc. Trong đó, văn hóa ẩm thực chiếm một vị trí khá là quan trọng, không có một dân tộc nào giống với dân tộc nào từ cách chế biến đến cách trang trí, cách thưởng thức tất cả đều theo một trình tự nhất định và theo quan niệm truyền thống, tín ngưỡng của quốc gia đó. Ví dụ như các quốc gia theo đạo Hồi giáo ta không được ăn thịt heo, qua Ấn Độ ta không được ăn thịt bò... Để đáp ứng được sự hội nhập, sự giao thoa văn hóa giữa các nước trên thế giới như ngày nay thì mỗi chúng ta những con người sống trong thời kì hiện đại phải tìm hiểu, phải biết về nền văn hóa của các quốc gia để chúng ta có những ứng xử, giao tiếp cho phù hợp, lịch sự không phạm vào những điều cấm kị của họ dễ gây hiểu lầm nhau. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Nhật Bản, một nền văn hóa riêng biệt, đăc sắc, mang thương hiệu trên toàn thế giới và chính thức vào ngày 4/12 văn hóa ẩm thực truyền thống Nhật Bản được liệt vào danh sách Di sản Văn Hóa Phi vật thể của Tổ chức giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Sushi Nhat Ban |
Com ca ri Nhat Ban |
Shabu shabu Nhat Ban |
Đó là một món ăn hấp dẫn của Nhật Bản ngoài ra còn rất nhiều các món ăn hấp dẫn khác cũng không kém phần thu hút du khách khi đến đât nước mặt trời mọc này.
Người Nhật Bản có văn hóa chế biến và văn hóa thưởng thức món ăn, văn hóa mời ăn rất khác so với các quốc gia khác, thể hiện phẩm chất, tính cách của con người Nhật Bản.
Trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama desh*ta” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”. Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật hiện nay như thế nào?
Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng.
Thập kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật.
Tại đa số các trường tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn khẩu vị truyền thống của Nhật.
Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như là xúc xích (hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.
Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?
Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan . Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn.
Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa.
Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa.
Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần.
Người Nhật thích ăn món gì nhất?
Thói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti).
Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày).
Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào?
Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để chuẩn bị món Sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà.
Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía trên. Trừ cá nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến theo cách này. Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước xì dầu (Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng.
Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là cá thu thường được chế biến theo kiểu này. Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, rau tẩm bột rán).
Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế biến theo các cách đã nói ở trên.
Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?
Shoyu (Sho là chữ "tương" nghĩa là nước tương, yu là chữ "du" nghĩa là "dầu", "dầu ăn") bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật.
Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio, được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này.
Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.
Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?
Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó lên men, lưu ở dạng đặc quánh. Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso.
Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ 15, 16 Miso đã từng được chế biến tại các ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh.
Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ Muromachi (1333-1568).
Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe?
Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt, sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó cung cấp.
Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Khi ăn sống thì vì đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với các gia vị khác như là hành lá thái nhỏ và gừng đã nghiền nhỏ, và với một ít nước chấm rưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác nhau.
Thế nào là cách cầm đũa đúng?
Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái.
Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng.
Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu. Sự khác nhau giữa đũa Nhật và đũa Việt Nam: một điều chú ý là đũa Nhật khác đũa Việt Nam ở chỗ là đầu của đũa Nhật nhọn và nhỏ hơn rất nhiều so với phần trên của đũa.
Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?
Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày.
Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị.
Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.
Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan . Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn.
Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa.
Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa.
Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần.
Người Nhật thích ăn món gì nhất?
Thói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti).
Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày).
Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào?
Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để chuẩn bị món Sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà.
Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía trên. Trừ cá nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến theo cách này. Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước xì dầu (Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng.
Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là cá thu thường được chế biến theo kiểu này. Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, rau tẩm bột rán).
Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế biến theo các cách đã nói ở trên.
Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?
Shoyu (Sho là chữ "tương" nghĩa là nước tương, yu là chữ "du" nghĩa là "dầu", "dầu ăn") bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật.
Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio, được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này.
Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.
Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?
Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó lên men, lưu ở dạng đặc quánh. Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso.
Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ 15, 16 Miso đã từng được chế biến tại các ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh.
Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ Muromachi (1333-1568).
Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe?
Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt, sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó cung cấp.
Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Khi ăn sống thì vì đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với các gia vị khác như là hành lá thái nhỏ và gừng đã nghiền nhỏ, và với một ít nước chấm rưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác nhau.
Thế nào là cách cầm đũa đúng?
Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái.
Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng.
Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu. Sự khác nhau giữa đũa Nhật và đũa Việt Nam: một điều chú ý là đũa Nhật khác đũa Việt Nam ở chỗ là đầu của đũa Nhật nhọn và nhỏ hơn rất nhiều so với phần trên của đũa.
Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?
Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày.
Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị.
Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.